Hướng dẫn quy trình tắm cho người bệnh tại giường

Hướng dẫn quy trình tắm cho người bệnh tại giường

Giữ cho cơ thể luôn được sạch sẽ giúp cho mọi người được thoải mái hơn. Đối với người bệnh cần luôn được vệ sinh thân thể và tắm rửa thường xuyên. Một quy trình tắm cho người bệnh được thực hiện cẩn trọng cũng tạo cơ hội giúp phát triển được những dấu hiệu không bình thường trên da hoặc trên cơ thể người bệnh. Ở bài viết này, DrViet hướng dẫn cho bạn quy trình tắm cho người bệnh tại giường một cách kỹ càng nhất.

1. Tại sao phải vệ sinh cá nhân và tắm cho người bệnh thường xuyên

Việc vệ sinh cho cơ thể hàng ngày là một nhu cầu cấp thiết. Quá trình đó giúp cơ thể loại bỏ đi những bụi bẩn hoặc lớp sừng hình thành trên da sau một ngày dài. Những người lớn tuổi hoặc mắc phải các vấn đề về sức khỏe thì thường tắm rửa theo tần suất nhất định. Nhưng đối với những người trẻ tuổi hơn, họ có thể tắm rửa thường xuyên mà không sợ gặp vấn đề về quá trình tuần hoàn máu.

Với người bệnh là người già hoặc người gặp khó khăn về di chuyển thì cần được tắm ngay tại giường. Vì thế, có những cách để cho người chăm sóc có thể tắm cho bệnh nhân ngay tại giường mà không sợ làm ướt phần ga trải của giường.

Tắm cho người bệnh tại giường cần được chú ý thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi tuần. Tắm rửa và làm sạch cơ thể chính là một biện pháp cải thiện được tâm lý người bệnh. Qua đó, họ có thể cảm thấy thoái mái hơn và có tinh thần hơn. Đồng thời việc tắm rửa thường xuyên và đúng cách giúp người bệnh duy trì được một làm da sạch sẽ, khỏe mạnh.

Vệ sinh cá nhân, thân thể cho người bệnh nhân cao tuổi, người bệnh nhân bị liệt và không di chuyển được vô cùng cần thiết. Đó là cơ hội để họ chăm sóc cơ thể cũng như là có thể kịp thời phát hiện ra những căn bệnh về da ở bệnh nhân. Từ đó có thể đưa ra giải phải điều trị tốt nhất.

Tắm cho người bệnh tại giường

Tuy nhiên, việc không tắm cho người bệnh một cách đúng đắn theo quy trình thì cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhiều tình trạng xấu đi. Họ nằm một chỗ, ít cử động dẫn đến cơ thể bí bách, đè nén lâu những bộ phận trên cơ thể. Điều đó diễn ra theo thời gian dài những không được phát hiện dẫn đến nhiều tác hại trên cơ thể.

Có thể xuất hiện nhiều vết lở loét, phần da đè nén lâu bị viêm khó chữa trị. Bên cạnh, nó còn làm cho tâm lý của người bệnh tệ đi vì tự ti, mặc cảm và cảm thấy gánh nặng. Vì thế mà cần thường xuyên vệ sinh thân thể người bệnh.

Công việc này cần ở người chăn sóc sự tận tình và kiên nhẫn. Tắm cho người bệnh tại giường là một quy trình đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ càng khi thực hiện. Bởi vậy, cần nắm kỹ về cách tắm cho người bệnh tại giường một cách kỹ càng để dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện thực tế.

2. Lợi ích việc tắm cho người bệnh tại giường

2.1. Lợi ích.

Nói về lợi ích khi tắm cho người bệnh tại giường một cách kỹ càng như là:

Thân thể được vệ sinh sạch sẽ giữ cho làn da được khỏe mạnh hơn. Từ đó, đẩy lủi các nguy cơ về viêm da hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến làn da.

Làn da sạch sẽ, cơ thể thoải mái và thúc đẩy được quá trình tuần hoàn cũng như là bài tiết những chất cặn bã của làn da được thực hiện một cách tốt nhất.

Tâm lý của người bệnh được cải thiện nhiều lần vì sự thoải mái, sạch sẽ.

Lợi ích khi tắm cho người bệnh tại giường

2.2. Những điều kiện chỉ định và chống chỉ định tắm cho người bệnh tại giường

Việc vệ sinh thân thể cho người bệnh cũng phụ thuộc vào điều kiện riêng của mỗi người. Tùy vào tình trạng cơ thể bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để chăm sóc riêng. Bởi thế nên có những điều kiện về chỉ định hoặc chống chỉ định đối với việc tắm cho người bệnh.

Chỉ định là dành cho những bệnh nhân không di chuyển được, chỉ có thể nằm tại chỗ. Họ cần được vệ sinh cá nhân thường xuyên và đúng quy cách. Đồng thời là đối với những bệnh nhân sau khi phẫu thuật về thần kinh và có tình trạng cơ thể ổn định. Việc vệ sinh đúng cách là yếu tố giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Chỉ định tắm cho người bệnh tại giường

Trường hợp chống chỉ định tắm là dành cho những bệnh nhân sau cuộc phẩu thuật và vẫn còn mê man. Đặc biệt hơn là đối với những bệnh nhân có tình trạng quá nặng, những hoạt động về huyết áp, tuần hoàn cơ thể thất thường, không ổn định nên tránh việc tắm rửa. Hơn nữa là đối với người bệnh có vấn đề về đa vết thương trên cơ thể. Đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh như vậy nên tắm việc tiếp xúc với nước cho đến khi cơ thể được hồi phục. Bởi vậy chống chỉ định cho những trường hợp trên thực hiện việc tắm cho người bệnh.

Chống chỉ định tắm cho người bệnh tại giường

3. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc gội tắm cho người bệnh ngay tại giường.

Khi bắt đầu việc vệ sinh cá nhân, tắm cho người bệnh thì cần chuẩn bị đầy đủ nhất những dụng cụ hỗ trợ. Việc chuẩn chi riêng những dụng dụ giúp cho quá trình vệ sinh cho người bệnh được thuận lợi hơn. Một số dụng cụ cần thiết chuẩn bị để tắm cho người bệnh tại giường như là:

    • Dụng cụ đựng nước ấm (thau nước ấm)
    • Dụng cụ đựng dung dịch vệ sinh
    • Khăn vệ sinh (2 khăn bông nhỏ và lớn)
    • Đồ dùng để vệ sinh cho người bệnh
    • Găng đeo tay không vô trùng
    • Những dụng cụ vệ sinh cá nhân khác (Lược chải đầu, đồ bấm mong, xà phòng tắm,…)
    • Những dụng cụ y tế (Cồn 900, Thuốc phòng chống lở loét, băng gạt,)

4. Quy trình tắm cho người bệnh tại giường

Vệ sinh cá nhân cho người bệnh theo một quy trình, với lần lượt từng bộ phận giúp cho quá trình thực hiện được dễ dàng hơn. Một quy trình tắm cho người bệnh rõ ràng cũng giúp tình trạng bệnh nhân hồi phục.

        4.1. Tắm mặt: (không cần tắm với xà phòng).

Đầu tiên, dùng khăn bông lớn lót phía dưới phần đầu và lót quanh cổ người bệnh. Sau đó dùng chiếc khăn bông nhỏ hơn làm ướt khăn với nước ấm nhẹ và tiến hành lau mặt cho người bệnh. Lau cẩn thận từ mắt người bệnh đến trán và quanh mũi, miệng và phần phía sau khuôn mặt. Lau từ từ sạch sẽ các phần và lau khô lại.

          4.2. Tắm tay:

Đối với vệ sinh phần tay thì chú ý từng phần của tay từ bắp, cánh tay đến cổ tay và bàn tay.

Phần tay xa thì đặt chéo lên ngực, lót chiếc khăn bông dưới cánh tay. Sau đó là lau cẩn thận phần tay cho sạch sẽ từ trước xa sau.

Phần tay gần là phần đặt dọc theo phần thân, đặt thêm chiếc khăn bông dưới tay. Sau đó tiền hành lau cẩn thận.

Về 2 bàn tay thì để thau nước ấm nhẹ lên cạnh giường. Sau đó rửa kỹ từng bàn tay, vệ sinh cắt rửa móng tay và lau khô. Thực hiện lần lượt hết cả 2 bàn tay.

          4.3. Tắm ngực – bụng :

Với nam giới thì khi vệ sinh phần ngực thì dùng khăn nhỏ để che bụng và ngược lại. Cũng tiến hành vệ sinh bằng cách lau sạch sẽ các phần xung quan ngực và bụng.

Đối với nữ giới cần che lại phần ngực và bụng của cơ thể. Sau đó tiến hành lau nhẹ nhàng và kỹ càng để cơ thể được sạch.

          4.4. Tắm chân:

Phần chân cần lót trải khăn bông lớn phía dưới. Sau đó là vệ sinh từ phía trên xuống phía dưới cổ chân một cách sạch sẽ.

Hai bàn chân: Thay đổi tư thế, quân mền cho cơ thể người đặt. Đặt thau nước và chân bệnh nhân để thuận tiện lau rửa chân. Cho từng chân vào thau nước ấm nhẹ sau đó là rửa sạch từng kẽ chân. Vệ sinh móng chân khi cần thiết và rửa sạch 2 chân lại với nước ấm.

          4.5. Tắm bộ phận sinh dục:

Đặt tư thế người bệnh nằm ngữa, đặt thên bô dưới phần mông người bệnh và đặt thêm bồn hạt động giữa 2 phần đùi.

Người bệnh là nữ thì dùng dụng cụ vệ sinh như kềm, gắp gạc và rửa kỹ cùng sinh dục người bệnh. Chú ý cẩn thận trong quá trình rửa, rửa từng chi tiết nhỏ nhất từ trên xuống và trong ra ngoài. Về phần gạc rửa cần thay mới sau mỗi lần rửa. Cuối dùng là vệ sinh cho phần hậu môn của của bệnh. Lau khô những phần đã rửa.

Với người bệnh nam cũng dùng dụng cụ gắp gạc vệ sinh và tiến hành rửa cẩn thận. Rửa xung quan phần tiểu, từ trên xuống và trong ra ngoài. Cuối cùng là vệ sinh cẩn thận phần hậu môn người bệnh và lau khô.

         4.6. Tắm lưng – mông:

Phần lưng thì nên đặt người bệnh nằm sấp lại hoặc nghiêng cơ thể. Tiếp theo là lót khăn phía dưới và dùng khăn lau sạch lưng người bệnh.

Phần mông thì đặt cho người bệnh nằm sấp sau đó vệ sinh kỹ càng cho người bệnh tại giường.

Có thể thực hiện những bài massage cơ bản ở phần lưng và mông người bệnh. Việc đó giúp người bệnh được thu gian thoải mái hơn. Sau cùng là mặc quần áo cho người bệnh, dọn dẹp những phần còn lại sau khi thực hiện xong.

Tắm cho người bệnh tại giường cần được thực hiện một cách cẩn thận. Thực hiện đúng với quy trình thì giúp cho kết quả được tốt hơn, đảm bảo cho sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy cần tìm hiểu kỹ quy trình tắm cho người bệnh tại giường để thực hiện tốt nhất. Hãy cùng DrViet tìm hiểu về một quy trình chăm sóc cho những bệnh nhân.

Dụng cụ Y Khoa DrViet

        • Đ/c : 98A Hiệp Thành 05, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
        • Hotline: 0862.199.787
        • Fanpage: Giường bệnh và xe lăn giá rẻ
        • Website: Dụng cụ Y Khoa DrViet

 

Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc người già bị tai biến liệt giường

Bài viết liên quan